Về tị nạn sau 75 Thảo_luận:Nhân_quyền_tại_Việt_Nam

bài có viết: "Sau năm 1975 và đến trước 1990, vấn đề nhân quyền của Việt nam tương đối nhức nhối, đặc biệt là đối với một số tầng lớp dân ở miền Nam Việt nam, dẫn tới hàng triệu người bỏ nước tị nạn"Theo tôi được biết rất nhiều người tị nạn là do kinh tế Việt Nam khó vực dậy sau khi bị chiến tranh tàn phá cùng với những thông tin về một cuộc sống tốt đẹp, giàu có từ những người thân tị nạn năm 75 nên họ đã vượt biên đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong đó cũng có nhiều người với lý lịch có công với phong trào giải phóng không có lý do gì vì nhân quyền mà phải ra đi cả. Đây thuộc loại tị nạn kinh tế chứ không phải tị nạn chính trị. Việc tị nan kinh tế là một chuyện rất phổ biến trên thế giớiVì thế ngày nay có hàng ngàn kiều bào tị nạn quay về nước để mua sắm vui chơi và đóng góp cho phát triển giáo dục, kinh tế(thảo luận) 16:07, ngày 21 tháng 3 năm 2012 (UTC)

Chuyện đó đối với dân Miền Bắc là đúng nên các nước Tây-phương đều từ-chối, không nhận dân Miền Bắc, đa-số vượt biên qua ngả Hương-cảng khiến sau đó nhiều người bị cưỡng-bách hồi-hương. Trường-hợp của Mỹ là theo chính-sách phân-biệt đó vì học coi dân Miền Bắc không thuộc-dạng tỵ-nạn chính-trị. Chỉ có dân Miền Nam có quyền nộp đơn tỵ-nạn vì quan-điểm xung-khắc với chính-quyền: liên-hệ với chính-thể cũ, bắt đi kinh-tế mới, tù cải-tạo... Đối với Tây-phương thì không có "tỵ-nạn kinh-tế" mà chỉ có tỵ-nạn chính-trị. Chạy vì kinh-tế là "di-dân" không phải là tỵ-nạn. Duyệt-phố (thảo luận) 22:00, ngày 27 tháng 7 năm 2013 (UTC)